Chính thức toàn bộ 34 Chủ tịch tỉnh, 34 Bí thư tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương mới nhất sau sáp nhập tỉnh 2025 sẽ được cơ quan nào chỉ định theo Hướng dẫn 31 và Nghị quyết 203 Quốc hội?

Theo Hướng dẫn 31 và Nghị quyết 203 Quốc hội toàn bộ 34 Chủ tịch tỉnh, 34 Bí thư tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương mới nhất sau sáp nhập tỉnh 2025 sẽ được cơ quan nào chỉ định?

Vừa qua, Quốc hội ban hành Nghị quyết 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, từ ngày 12/6/2024, nước ta chính thức sáp nhập còn 34 tỉnh, thành gồm 28 tỉnh và 6 Thành phố trực thuộc trung ương.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 203/2025/QH15 quy định như sau:

Điều 2

3. Khi kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong năm 2025 thì không tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp; không bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp. Căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp và chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp dưới hình thành sau sắp xếp; Thường trực Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân giữ các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp hoặc làm đại biểu Hội đồng nhân dân để hình thành Hội đồng nhân dân lâm thời ở các phường đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức Hội đồng nhân dân.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp.

Như vậy, danh sách 34 Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp do Thủ tướng Chính phủ chỉ định.

Căn cứ theo quy định tại Mục I Hướng dẫn 31-HD/BTCTW năm 2025 có quy định như sau:

I. VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔ CHỨC ĐẢNG

1. Đối với việc thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (mới) sau hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh

(3) Ban Tổ chức Trung ương thẩm định đề án của các tỉnh, thành ủy; tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025, thời gian hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh (chậm nhất trước ngày 15/9/2025).

Như vậy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định 34 bí thư tỉnh ủy, thành ủy đối với đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (mới) sau hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh.

bau chu tich tinh 34 tinh
Chính thức toàn bộ danh sách 34 Chủ tịch tỉnh, 34 Bí thư tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương mới nhất sau sáp nhập tỉnh 2025 sẽ được cơ quan nào chỉ định theo Hướng dẫn 31 và Nghị quyết 203 Quốc hội? (Hình từ Internet)

Khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy để đánh giá cán bộ công chức viên chức để giải quyết chính sách chế độ dựa trên 04 tiêu chí nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định 04 tiêu chí để đánh giá cán bộ công chức viên chức để giải quyết chính sách chế độ khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy như sau:

– Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức viên chức.

– Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.

– Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ công chức viên chức đã đạt được.

– Đối với cán bộ công chức viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cán bộ công chức nghỉ thôi việc được hưởng những chính sách nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định về chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và người làm việc tại các hội quy định tại điểm a, điểm b, điểm g khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, cụ thể:

Cán bộ công chức có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 7, Điều 7a, Điều 7b Nghị định 178/2024/NĐ-CP, nếu nghỉ thôi việc thì được hưởng các chế độ như sau:

– Được hưởng trợ cấp thôi việc:

+ Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.

+ Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng bằng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.

– Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

Theo: Thư Viện Pháp Luật

Bài viết liên quan