Tên gọi của cơ quan báo chí địa phương sau sáp nhập thế nào?

Sau sáp nhập, cơ quan báo chí địa phương sẽ có tên gọi: Báo và phát thanh, truyền hình gắn liền với tên địa phương; có cơ quan chủ quản là tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và người đứng đầu cơ quan báo chí sau sáp nhập là Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập.

Ngày 27/6/2025, Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thủy đã ký Công văn số 1373 về việc thực hiện sáp nhập cơ quan báo chí địa phương.

baochi

Theo đó, cơ quan báo chí địa phương sau sáp nhập sẽ có tên gọi: Báo và phát thanh, truyền hình gắn liền với tên địa phương (ví dụ: Báo và phát thanh, truyền hình Đà Nẵng, Báo và phát thanh, truyền hình Ninh Bình); cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí sau sáp nhập là tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và người đứng đầu cơ quan báo chí sau sáp nhập là Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập.

Đối với Hà Nội và TP.HCM, căn cứ Quy định sô 294-QĐ/TW, Quy định số 305-QĐ/TW và Công văn số 196-CV/BTGDVTW ngày 7/3/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương về công tác triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW đối với báo chí, khẩn trương chuyển các cơ quan báo chí của địa phương về trực thuộc Thành ủy Hà Nội và TP.HCM.

3 1 b

Công văn của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cũng nếu rõ, cơ quan báo chí sau sáp nhập cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo không bỏ trống mặt trận thông tin; đồng thời làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động trong các cơ quan báo chí.

Việc sáp nhập Đài phát thanh và Truyền hình vào Báo thành một cơ quan báo chí trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy là chủ trương đúng đắn, cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Đây không chỉ là việc tổ chức lại mô hình cơ quan báo chí tinh gọn, đồng bộ, hiệu quả mà còn là điều kiện quan trọng để phát huy tối đa nguồn lực, đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền, nâng cao chất lượng thông tin…

Nguyễn Nam

Bài viết liên quan