Từ 01/01/2026 Quốc hội quyết định chính thức tăng hơn gấp đôi (2,12 lần) tiền lương viên chức tối đa trong mức đóng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp nào?

Từ 01/01/2026 tăng hơn gấp đôi (2,12 lần) tiền lương viên chức tối đa trong mức đóng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp nào?

Từ 01/01/2026 Quốc hội quyết định chính thức tăng hơn gấp đôi (2,12 lần) tiền lương viên chức tối đa trong mức đóng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp nào?

Tại Điều 58 Luật Việc làm 2013 (hết hiệu lực 31/12/2025) quy định người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Mà mức lương cơ sở hiện nay thì sẽ là 2,340,000 đồng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP. Và mức đóng BHTN tối đa của viên chức là 46,800,000

Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 34 Luật Việc làm 2025 (có hiệu lực từ 01/01/2026) thì quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Vùng Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I 4.960.000 23.800
Vùng II 4.410.000 21.200
Vùng III 3.860.000 18.600
Vùng IV 3.450.000 16.600

(Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP)

Nếu sang đầu năm 2026 vẫn giữ nguyên hoặc tăng lương tối thiểu vùng thì mức đóng BHTN của viên chức thấp nhất sẽ là 69,000,000 và cao nhất là 99,200,000 đồng.

Do đó, nếu lương tối thiểu vùng sang đầu năm 2026 không thay đổi, đối với viên chức làm việc tại vùng 1 thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa sẽ là 99,200,000 đồng gấp 2,12 lần so với mức đóng 46,800,000 đồng tối đa.
dong bao hiem that nghiep
Từ 01/01/2026 Quốc hội quyết định chính thức tăng hơn gấp đôi (2,12 lần) tiền lương viên chức tối đa trong mức đóng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp nào?

Đóng bảo hiểm thất nghiệp ngắt quãng có được xét hưởng các chế độ hay không?

Căn cứ Điều 35 Luật Việc làm 2025 quy định như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp được bảo lưu theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 41 của Luật này.

3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.

4. Chính phủ quy định về thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Không phân biệt liên tục hay ngắt quãng nên đóng ngắt quãng vẫn được hưởng chế độ BHTN.

Người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

6. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp thì bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Như vậy, đối với trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp thì mức xử phạt tối đa đối với người sử dụng lao động là 75.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức xử phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp người sử dụng lao động có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi mức xử phạt của cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo: Thư Viện Pháp Luật

Bài viết liên quan