Danh sách 6 bí thư thành ủy, 28 bí thư tỉnh ủy được Ban Bí thư chỉ định hoàn thành đồng bộ với việc sáp nhập 34 tỉnh thành trước ngày nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Phần I Hướng dẫn 31-HD/BTCTW năm 2025 quy định như sau:
I. VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔ CHỨC ĐẢNG
1. Đối với việc thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (mới) sau hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh
(1) Tỉnh, thành ủy nơi được xác định là trung tâm chính trị – hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau hợp nhất chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh ủy, thành ủy (đã được Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương sáp nhập)[1] xây dựng Đề án thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập các đảng bộ cấp tỉnh trước khi sắp xếp (Lưu ý: Nội dung của đề án cần bám sát Điều lệ Đảng, các quan điểm, nguyên tắc, chỉ đạo của Trung ương, rõ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ quan tham mưu giúp việc, các tổ chức đảng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc …, quy trình thực hiện xây dựng đề án bảo đảm nguyên tắc, quy định); hoàn thành Đề án và gửi về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/6/2025.
(2) Trên cơ sở đề án được phê duyệt và quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thành lập đảng bộ và chỉ định cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, bí thư, các phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh phân công, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy theo thẩm quyền và trên cơ sở biên chế hiện có; kiện toàn các đảng bộ, các cấp ủy trực thuộc theo quy định; hoàn thành trước ngày 15/9/2025.
(3) Ban Tổ chức Trung ương thẩm định đề án của các tỉnh, thành ủy; tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025, thời gian hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh (chậm nhất trước ngày 15/9/2025).
…
Bên cạnh đó, ngày 12/6/2025, Quốc hội ban hành Nghị quyết 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Theo đó, sau khi sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 06 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 04 thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại Điều này và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế.
Do đó, danh sách 6 bí thư thành ủy, 28 bí thư tỉnh ủy được Ban Bí thư chỉ định hoàn thành đồng bộ với việc sáp nhập 34 tỉnh thành chậm nhất trước ngày 15/9/2025.
Trên đây là thông tin về “Danh sách 6 bí thư thành ủy, 28 bí thư tỉnh ủy được Ban Bí thư chỉ định hoàn thành đồng bộ với việc sáp nhập 34 tỉnh thành trước ngày nào?”

Nội dung xây dựng phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các địa phương sau sáp nhập ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Kết luận 150-KL/TW năm 2025 hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập (bí thư, phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và các đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng là uỷ viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành uỷ), cụ thể:
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị và xây dựng phương án nhân sự cụ thể, báo cáo xin ý kiến đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí Thường trực Ban Bí thư cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện phương án nhân sự chủ chốt của các địa phương, trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền;
Bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động liên tục của các địa phương và không bị gián đoạn.
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 10 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
– Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
– Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
– Khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới sau sắp xếp được xác định như sau:
+ Trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp giữ nguyên tên gọi của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp thì khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp tiếp tục tính theo khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính được giữ nguyên tên gọi;
+ Trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp thay đổi tên gọi hoặc thay đổi loại đơn vị hành chính thì khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được tính lại từ đầu (khóa I) kể từ thời điểm thành lập.
– Trường hợp Hội đồng nhân dân ở một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước khi sắp xếp có tổ chức Ban Dân tộc thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở đơn vị hành chính sau sắp xếp cũng được tổ chức Ban Dân tộc để hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ 2021 – 2026. Việc thành lập các Ban khác của Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
– Thực hiện nhập nguyên trạng Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương. Đối với các cơ quan chuyên môn đặc thù thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì việc tổ chức do chính quyền địa phương cấp tỉnh xem xét, quyết định phù hợp quy định của Chính phủ.
Việc sắp xếp cơ quan, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công trên địa bàn đơn vị hành chính sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
– Việc tổ chức các cơ quan nhà nước ở Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn đơn vị hành chính sau sắp xếp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
– Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15 tháng 8 năm 2025.
Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15 tháng 9 năm 2025.
Kể từ ngày nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã có hiệu lực thi hành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở các đơn vị hành chính trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp chính thức hoạt động.
Theo: Thư Viện Pháp Luật