Huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng: Xuất hiện tình trạng sử dụng đất công trình san lấp trái phép.
Nắng bụi mù mịt, mưa lầy lội, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao… đó là những gì mà người dân đang phải gánh chịu kể từ ngày tuyến đường thi công nâng cấp, mở rộng đường liên xã Đạ Rsal – Đạ M’Rông, huyện Đam Rông thuộc dự án Nâng cấp, mở rộng đường liên xã Đạ Rsal – Đạ M’Rông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng… đi vào hoạt động. Ngoài ra một lượng lớn tài nguyên đất khai thác được sử dụng vào mục đích gì đã và đang đặt ra nhiều câu hỏi.
Ì ạch dự án, mịt mù bụi đất.
Thời gian gần đây, PV liên tục nhận được phản ánh của người dân sống tại tuyến đường 135 liên xã Đạ Rsal – Đạ M’Rông, huyện Đam Rông về việc công trường thi công đường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người dân.Ngoài ra còn nhận thêm phản ánh về việc lấy đất công trình san lấp mặt bằng có nhiều dấu hiệu sai phạm. Nhận được phản ánh, phóng viên đã về đây để ghi nhận thực trạng. Tại dự án nói trên, xe vận chuyển đất quá khổ không mang biển số, không đậy bạt ra vào liên tục, đất, đá vương vãi ra đường, bên cạnh đó suốt chiều dài mấy trăm mét bụi mù mịt mất hoàn toàn tầm nhìn. Từ sau sự cố sạt lở nghiêm trọng liên tiếp chỉ cách nhau 5 ngày từ 15/07 đến ngày 20 /07/2024 làm chết 3 người tại thôn Trung Tâm xã Đạ K’ Nàng thì nay tình trạng khai thác đất, các công trình đang thi công nâng cấp, mở rộng đường giao thông san lấp mặt bằng tràn lan, ngăn suối, chặn dòng, nắn dòng chảy những dòng suối tự nhiên đang là vấn nạn trên địa bàn huyện Đam Rông(Lâm Đồng).
Xe của B” ( do một tư nhân dịch vụ nha khoa?) không biển số, không bạt phủ mịt mù bụi đường
Được biết, đây là dự án bắt đầu từ ngày 14/5/2024, do ông Trần Duy Hải, giám đốc ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng & Công trình công cộng huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng ký quyết định Phê duyệt kết quả đấu thầu qua mạng gói thầu số 04 Thi công Nâng cấp, mở rộng đường liên xã Đạ Rsal – Đạ M’Rông, huyện Đam Rông thuộc dự án Nâng cấp, mở rộng đường liên xã Đạ Rsal – Đạ M’Rông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, đơn vị trúng thầu là Đơn vị trúng thầu Liên danh Công ty Khánh Lợi và Công ty Đức Hạnh với giá trúng thầu là 89.383.169.449 VNĐ (Bằng chữ: Tám mươi chín tỷ, ba trăm tám mươi ba triệu, một trăm sáu mươi chín ngàn, bôn trăm bôn mươi chín đồng). Thời gian thi công: 18 tháng kề từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của liên danh này thì có một nội dung thắc mắc liên quan đến hợp đồng tương tự Công ty Khánh Lợi trúng thầu ngày 14/5 nhưng lại dùng kinh nghiệm hợp đồng tương tự chưa hoàn thành( tháng 9/2024 mới hoàn thành). Trong tiến độ dự thầu là như vậy nhưng tới thời điểm hiện tại dự án vẫn đang ngổn ngang với việc đào núi, san lấp chưa có dấu hiệu hoàn thành.
Ngổn ngang công trường
Dọc tuyến Quốc lộ 27 qua huyện Đam Rông. Nhiều vị trí san lấp nham nhở điển hình là ngay cổng Huyện, cạnh trụ điện đường dây 500 kV san lấp vận chuyển hai bên Cổng Chào Huyện vị trí đường Lánh nạn mùn đất tràn ra đường, khối lượng, diện tích thi công hàng tháng nay không có dấu hiệu dừng. Đoạn hai bên đường thuộc thôn 6 đến khu dân cư xã Đạ R’Sal (Thị Trấn Đạ R’Sal) những quả đồi bị băm nát, vận chuyển đi san lấp, vận chuyển đổ qua bên Ta -luy âm có diện tích từ vài trăm đến vài ngàn mét vuông. Đặc biện và nghiêm trọng hơn đó là những quả đồi gần như dựng đứng được máy đào khoét sâu dùng đất đó để ngăn dòng suối tự nhiên làm nhiều đoạn. Vị trí Trạm trộn bê tông, trạm cân chỉ cách UBND xã Đạ R’Sal khoảng 1km có lẽ đây là đầu mối của vấn nạn này. (năm 2023 có vài giấy phép do UBND huyện cấp đồng ý cho san lấp hạ cốt nền, cải tạo mặt bằng tại chỗ để làm nhà và sản xuất nông nghiệp) nhưng đến nay khu vực này giống như (mỏ đất) tự do.
Băm nhỏ dự án với nhiều đơn vị không chuyên môn.
Qua tìm hiểu, để phục vụ tiến độ dự án, công ty Khánh Lợi đã chia nhỏ nhiều hạng mục san lấp, trong đó có đơn vị san lấp dù chằng có kinh nghiệm hay đáp ứng đủ yêu cầu như một bác sĩ ( xin giấu tên) sở hữu một máy múc và xe tải. Điều đáng nói không nằm ở vấn đề xé lẻ mà những đơn vị thuộc ” bê phẩy mấy” này sử dụng xe tải chở vật liệu không mang biển số, có dấu hiệu quá tải, khai thác đất quá vị trí cho phép gây sạt lở ngay trong mùa khô.
Điểm sạt lở mới nhất tại đường 135 do múc đất gây hư hỏng diện tích thông 3 năm tuổi.
Theo ông NTH người dân gần đường 135 trả lời ” Đất muốn san đâu thì chỉ cần một cuộc thoả thuận, giá đất ở đây cũng tương đối rẻ, xe thì hầu như không có biển số chạy suốt ngày bụi mù mịt”
Khi phóng viên hỏi: ” Vậy đất khai thác ở đây được vận chuyển xa khu vực không? có hay không họ bán đất khai thác san lấp nền dân cư?”
” Họ vận chuyển đi đâu không rõ vì nhiều xe lớn và không biển số, còn lại thì phần lớn họ đổ đất cạnh mặt đường cho người dân có nhu cầu”
Tìm hiểu về thông tin cấp phép trên trang thông tin công khai của UBND tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện Đam Rông cũng chưa thấy có ban hành văn bản nào được phép sử dụng tài nguyên đất trong quá trình thi công dành cho mục đích khác như làm nền, móng cho nhà ở hoặc tương tự của người dân và đặc biệt là đối chiếu toạ độ tại điểm san lấp không có quy hoạch dành cho san lấp nền thành nhà tạm, công trình dân sinh khác.
Thế nhưng theo ông S, một B phẩy mấy thì ” đã được cấp phép từ xã” ( file ghi âm thông tin từ ông S cuộc gọi zalo) hứa đến thứ hai ngày 17 tháng 3 năm 2025 sẽ cung cấp cho phóng viên chứng thực. Tuy nhiên từ đó đến nay vẫn không thấy, có chăng giấy tờ kia sau kiếm tra của phóng viên trên trang thông tin huyện, tỉnh không thấy mà tự dưng lại được cấp phép tại xã? và xã có quyền cấp giấy phép san lấp và khai thác khoáng sản mà không báo cáo lên cấp cao hơn?
Tuyến đường 722 đi dọc xã Rô Men khu vực thôn 1, thôn 2, thôn 4, thôn 5 tràn lan các điểm múc đất, san gạt không kiểm soát.
San lấp đất lâm nghiệp chưa rõ mục đích ( chụp đối diện công trường)
Nhiều diện tích Đất trồng lúa hai vụ cũng không ngoại lệ cho việc san lấp…! gặp gỡ một số tài xế cho biết “ được cấp chính quyến địa phương cho phép hạ cấp các vị trí có nguy cơ sạt lở nguy hiểm đến tài sản tính mạng con người sau sự cố thôn Trung Tâm xã Đạ K’Nàng nêu trên”. Theo quan sát của phóng viên, rất nhiều diện tích bên cạnh đường là đất nông nghiệp, đất lúa đang san lấp mặt bằng (có dấu hiệu trái phép) được sử dụng nguồn đất từ chính các công trường đang thi công. Vậy ai đã cấp phép cho việc sử dụng tài nguyên đất này vào mục đích dân sinh thì còn chờ một câu trả lời.
Những câu hỏi đặt ra.
Sự cố sạt lở trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, huyện Đam Rông nói riêng được các nhà chuyên môn khẳng định trên 80% là do tác động của con người phá rừng, san lấp trái phép…!
Việc này chính quyền huyện Đam Rông, UBND các xã có làm ngơ hay buông lỏng quản lý?Môi trường không khí, môi trường nước thường xuyên bị ô nhiễm, mất cân bằng hệ sinh thái, hạn hán cực đoan, lũ ống, lũ quyét, sạt lở trách nhiệm thuộc về ai? Cơ quan phòng ban chuyên môn nào chịu trách nhiệm tham mưu giúp việc theo chức năng nhiệm vụ? Có hay không lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân quản lý lĩnh vực Tài nguyên khoáng sản? Việc san lấp không kiểm soát có được cấp chính quyền cho phép hay không? Nửa cuối năm 2024 đến tháng 03 năm 2025 là bao nhiêu trường hợp?
Nếu được cho phép thì công việc kiểm tra giám sát do cơ quan nào chịu trách nhiệm?
Chúng tôi sẽ làm rõ từng vụ việc cụ thể bằng clip trong những kỳ tiếp theo./.
Bích Khuê