Điều khủng khiếp trong kịch bản mới ở Idlib, Syria được Nga hóa giải?

Idlib, Syria trở thành “cái gai” trong mắt của những phe đối lập, bè phái, thế lực muốn kiểm soát nơi này. Và chỉ Nga mới có thể đưa đến giải pháp hòa bình ở Idlib.

Theo Modern Diplomacy, vào tháng 10/2020, khi các phương tiện truyền thông đưa tin Lực lượng Hàng không vũ trụ của Nga tiếp tục các cuộc tấn công nhằm vào phe đối lập ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ di dời các trạm quan sát và các chiến binh Syria đang chiến đấu ở Nagorno-Karabakh, cộng đồng toàn cầu một lần nữa hướng sự chú ý đến các sự kiện ở Idlib, Syria. Từ đây, các kịch bản về Idlib được mở ra.  

Ở Idlib, tình trạng xung đột quân sự đã tồn tại rất lâu. Idlib không có tài nguyên thiên nhiên. Trước chiến tranh, Idlib là một tỉnh nông nghiệp kém phát triển, chủ yếu là trồng ô liu. Do đó, Idlib dễ bị tổn thương hơn nhiều trước các tác nhân bên ngoài và các kế hoạch đầy tham vọng của Damascus là sử dụng vũ lực để khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Syria.

Tiêu điểm - Điều khủng khiếp trong kịch bản mới ở Idlib, Syria được Nga hóa giải?

Chiến sự ở Idlib Syria chưa thôi nóng bỏng 

Giống như Syria nói chung, Idlib có dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Cuộc điều tra dân số năm 2004 cho thấy dân số Idlib vào khoảng hơn 1.258.000 người và đến ngày 7 tháng 8 năm 2020, dân số nơi đây đã tăng lên 4,1 triệu người. Một cuộc di cư ồ ạt diễn ra ở Idlib sau cuộc tấn công thành công của Quân đội Ả Rập Syria (SAA) hồi tháng 12/2019 và tháng 3/2020. Đời sống người dân nơi đây thiếu thốn trăm bề.

Idlib thực sự trở thành “cái gai” trong mắt của những phe đối lập, những bè phái, thế lực muốn kiểm soát nơi này. Thổ Nhĩ Kỳ bất mãn khi vai trò chủ chốt không được phát huy ở khu vực này. Syria bức bối vì phần lãnh thổ này của đất nước vẫn còn bị kiểm soát của lực lượng nổi dậy, thánh chiến và khủng bố. Nga không hài lòng vì căng thẳng vẫn diễn ra ở đây.

Với Thổ Nhĩ Kỳ, Idlib giữ vai trò quan trọng. Để đảm bảo an ninh cho biên giới phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ và ngăn dòng người tị nạn chuyển qua biên giới từ Idlib, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng nhượng bộ chính quyền.

Một kịch bản quân sự hay một thỏa hiệp chính trị sẽ diễn ra ?

Giả thuyết việc chính quyền Syria giành lại quyền kiểm soát tỉnh Idlib bằng lực lượng quân sự dưới sự hỗ trợ từ các đồng minh là Nga và Iran về lý thuyết là có thể diễn ra nhưng đặt trong tình hình hiện nay, kịch bản này dường như khó thành hiện thực.

Bởi lẽ kịch bản này sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực lớn cho chính người Syria, gây ra thảm họa nhân đạo cục bộ, làm hỗn loạn và gia tăng tội phạm và nguy hại hơn, khiến các nhóm khủng bố chạy đến khắp các vùng khác ở Syria.

Kịch bản khả dĩ hơn trong việc giải quyết vấn đề Idlib chính là một sự thỏa hiệp. Trong đó, các bên sẽ tiến hành phi quân sự hóa phe đối lập. Điều này có thể xảy ra một khi các chiến binh rút ​​khỏi Idlib. Thực hiện được điều này đồng nghĩa với việc các lợi ích chung của nhiều phe phái đều đạt được.

Tiêu điểm - Điều khủng khiếp trong kịch bản mới ở Idlib, Syria được Nga hóa giải? (Hình 2).

Một yếu tố không thể thiếu khác là xác định tầng lớp tinh hoa trong khu vực Idlib. Một chương trình phát triển kinh tế xã hội, với sự tham gia của cả các nhóm lợi ích địa phương và chính quyền sẽ luôn đi kèm.

Thêm nữa, trong kịch bản này chắc chắn Idlib cần đến một chương trình hồi phục kinh tế xã hội riêng để tái thiết lại cơ sở hạ tầng, một đội ngũ lãnh đạo tốt nhằm tạo điều kiện hội nhập với giới tinh hoa toàn quốc sau khi Syria đã thu về một mối.

Với vai trò là trung gian hàng đầu trong cuộc xung đột Syria, Nga hiện có khả năng đóng góp lớn vào việc đưa một giải pháp hòa bình đến gần hơn ở Idlib bằng cách  đề xuất chính quyền Syria hướng tới sự ổn định; thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ cùng các bên tham gia khác trong nội chiến Syria và giới tinh hoa của nước bản địa tham gia vào tiến trình hòa bình Syria. Nga cũng tiếp tục hỗ trợ quân sự cho các lực lượng chính phủ Syria để ngăn chặn các hành động khiêu khích của những kẻ cực đoan ở Idlib nhằm phá hoại triển vọng dàn xếp hòa bình.

 

Link nội dung: https://doanhnhanccb.vn/dieu-khung-khiep-trong-kich-ban-moi-o-idlib-syria-duoc-nga-hoa-giai-a11394.html