Triển khai chiến dịch tiếp thị số để quảng bá thương hiệu như thế nào là phù hợp?

Chúng ta thường thấy thuật ngữ tiếp thị số (digital marketing) phủ sóng khắp các diễn đàn và hội nhóm về marketing. Nhưng có phải cứ áp dụng các công cụ digital marketing vào chiến dịch là đảm bảo thành công rực rỡ? Digital marketing có rất nhiều công cụ, từ quảng cáo trực tuyến, tối ưu công cụ tìm kiếm, đến các công cụ lắng nghe mạng xã hội, và nhiều hơn nữa.

Vấn đề của các nhãn hàng không nằm ở việc thiếu công cụ, mà vấn đề làm thế nào để chọn ra công cụ phù hợp để đạt được mục tiêu của chiến dịch và tối ưu ngân sách. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách lên chiến lược tiếp thị số cho các dự án quảng bá thương hiệu (branding).

1. Mục tiêu

Các chiến dịch branding thường nhắm tới việc nâng cao nhận diện thương hiệu, và xây dựng hình ảnh tích cực về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ trong nhận thức của người tiêu dùng. Với bản chất như vậy, những chiến dịch branding sẽ ưu tiên những công cụ giúp nhãn hàng phủ sóng rộng rãi, và ưu tiên sự ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí người dùng.

2. Chuẩn bị

Để tiếp cận được nhiều người, các chiến dịch quảng bá thương hiệu thường được triển khai trên nhiều kênh, từ quảng cáo TV truyền thống có độ dài 1:30 phút, đến quảng cáo Youtube 6 giây, hình ảnh động/tĩnh, v.v. Với thời lượng và khung hình khác nhau, nhãn hàng cần chuẩn bị nội dung kĩ lưỡng cho từng kênh để đảm bảo sự đồng nhất về thông tin (hình ảnh và thông điệp) trên các phương tiện truyền thông.

3. Thông điệp, thiết kế quảng cáo

Thông điệp và hình ảnh chính là cái hồn của quảng cáo. Đối với branding, thông điệp nên ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ nội dung mà nhãn hàng muốn người tiêu dùng ghi nhớ. Và thông điệp này phải thống nhất xuyên suốt trên tất cả các phương tiện truyền thông như đã nhắc đến ở trên. Đồng thời, màu sắc và bố cục của quảng cáo nên thể hiện đúng tinh thần của sản phẩm.

4. Hình thức quảng cáo

Với sự hỗ trợ của công nghệ, các công cụ digital marketing sẽ giúp nhãn hàng tiếp cận được đúng đối tượng khán giả với chi phí thấp hơn nhiều so với quảng cáo TV và quảng cáo ngoài trời. Đặc biệt với những thương hiệu nhỏ, có kinh phí hạn hẹp thì digital marketing sẽ là sự lựa chọn sáng suốt.

Vì mục tiêu của branding là tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng và khách hàng tiềm năng, nên branding sẽ ưu tiên sử dụng các công cụ digital marketing có khả năng giúp nhãn hàng làm được điều này, bao gồm:

5. Đo lường

Kết quả của chiến dịch không phải lúc nào cũng là doanh thu, và điều này khá đúng với branding. Để đo sức lan tỏa của chiến dịch branding, các marketers có thể dựa trên số liệu về lượt tiếp cận, lượt tương tác, lượng theo dõi trước và sau chiến dịch để đánh giá hiệu quả.

Để bán được sản phẩm thì nên cần có giai đoạn branding để xây dựng lòng tin với người tiêu dùng, bất kể là công ty nhỏ hay lớn. Hiện nay vẫn có nhiều định kiến cho rằng branding chỉ phù hợp với các công ty lớn, lâu năm, và có nguồn ngân sách dồi dào. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của digital marketing, những ngành hàng nhỏ vẫn có thể tiếp cận với các hoạt động branding. Sau khi đã xây dựng được uy tín và danh tiếng cho thương hiệu, thì các nhãn hàng có thể triển khai tiếp các chiến dịch digital marketing để thúc đẩy doanh số.

Lý thuyết là vậy, nhưng vấn đề là làm sao để đạt được hiệu quả thực sự. Để đảm bảo sự thành công của chiến dịch digital, các thương hiệu nên hợp tác với digital marketing agency nếu không có nguồn lực nội bộ. Với nhiều kinh nghiệm thực thị các chiến dịch digital marketing cho nhiều khách hàng ở đa dạng lĩnh vực, EloQ Communications tự tin sẽ đem lại các chiến dịch hiệu quả và những chỉ số đo lường ‘biết nói’ dành cho khách hàng.

Huyền Ly

Link nội dung: https://doanhnhanccb.vn/trien-khai-chien-dich-tiep-thi-so-de-quang-ba-thuong-hieu-nhu-the-nao-la-phu-hop-a15306.html