Nga liên tiếp lãnh 2 bàn thua đau tại tòa án quốc tế: TT Putin đã có kế hoạch "phản công"?

Tổng thống Vladimir Putin mới đây đã chỉ đạo Bộ Tư pháp và Tòa án Tối cao Nga đánh giá tính khả thi của kế hoạch thành lập một tòa án nhân quyền quốc gia.

Hãng tin RT (

Ông Biden không nể nang, trực tiếp cảnh cáo "rắn" ông Putin: Mỹ sẽ bắt Nga "trả giá" cho tất cả!

Ông Evgeny Myslovsky, thành viên thuộc Hội đồng Nhân quyền của Nga trực thuộc quản lý của Tổng thống, là người đầu tiên đưa ra ý tưởng nói trên vào ngày 10/12/2020.

Bình luận về sáng kiến của ông Myslovsky, Tổng thống Putin cho biết: "Ý tưởng thành lập một tòa án của Nga về nhân quyền cần phải cho thấy hiệu quả. Cơ quan này sẽ đòi hỏi những thay đổi về ngân sách có tính hệ thống. Nhưng trên lý thuyết, đây là một ý tưởng đúng đắn".

Việc Moskva là thành viên của ECHR cho phép các công dân Nga được khiếu kiện lên tòa án này. Thông thường, các quốc gia sẽ chấp nhận phán quyết của tòa án, tuy nhiên một số quốc gia vẫn cố gắng bác bỏ phán quyết của ECHR.

Năm 2020, người dân Nga đã bỏ phiếu về việc thay đổi Hiến pháp của đất nước để quy định rằng luật pháp của Nga luôn được ưu tiên hơn luật pháp quốc tế. Hiện tại, Moskva đang đấu tranh trong một vụ kiện liên quan đến vụ máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi ở Donetsk, Ukraine.

Nga lãnh 2 bàn thua liên tiếp tại tòa quốc tế

Chỉ thị mới của Tổng thống Putin được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Nga nhận 2 phán quyết bất lợi từ ECHR.

Phán quyết thứ nhất là trong vụ kiện của Ukraine về Crimea, trong đó tòa nhân quyền đã chấp nhận xem xét một phần trong đơn kiện của Kiev về cáo buộc Nga vi phạm nhân quyền ở bán đảo này.

Theo đơn kiện, các luật sư của Ukraine đã cáo buộc rằng các binh sĩ Nga thuộc "lực lượng tham gia tích cực" khi các tòa nhà lập pháp của bán đảo Crimea bị người dân địa phương có vũ trang "tấn công". Cũng theo cáo buộc này, lực lượng vũ trang Nga đã "giam giữ" các binh sĩ Ukraine trong doanh trại của họ vào tháng 2/2014.

Phản ứng trước quyết định của ECHR, Bộ Tư pháp Nga đã phát thông cáo trong ngày 14/1 cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục chống lại các cáo buộc, đồng thời lưu ý rằng tòa án đã kết luận rằng một số cáo buộc của phía Ukraine là không có căn cứ.

Phán quyết thứ hai là trong vụ kiện của Gruzia liên quan đến chiến tranh Nam Ossetia 2008. Theo phán quyết của ECHR, Nga phải chịu trách nhiệm về một loạt vi phạm ở các khu vực ly khai của Gruzia sau cuộc chiến Nga-Gruzia năm 2008. Phía Gruzia đã nhanh chóng lên tiếng ca ngợi phán quyết của ECHR là một "thắng lợi lịch sử", "vô tiền khoáng hậu".

Link nội dung: https://doanhnhanccb.vn/nga-lien-tiep-lanh-2-ban-thua-dau-tai-toa-an-quoc-te-tt-putin-da-co-ke-hoach-phan-cong-a19698.html