"Vàng xanh": Bất ngờ Trung Quốc có rất ít, 2 nước anh em của Việt Nam lại nhiều vô kể!

Các nước trên thế giới ngày càng sử dụng nhiều coban vì những ứng dụng quan trọng của kim loại này.

Gần đây, coban đã trở thành một thành phần thiết yếu trong quá trình chuyển đổi sang ngành năng lượng sử dụng carbon thấp. Tuy nhiên, trữ lượng kim loại này chỉ tập trung nhiều ở một số quốc gia.

Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) là nơi cung cấp một nửa nguồn

Một mỏ khai thác coban ở Congo.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế gần đây cho biết sự phát triển của các chuỗi cung ứng mới cho các khoáng chất quan trọng như coban sẽ quyết định an ninh năng lượng của thế kỷ 21.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), tổng trữ lượng coban trên toàn thế giới ước tính khoảng 7,1 triệu tấn, với 140.000 tấn được sản xuất trên toàn cầu vào năm 2020.

Coban là kim loại màu xanh bạc - tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Đức "kobald", có nghĩa là yêu tinh - thường được khai thác như một sản phẩm phụ của đồng hoặc niken, mặc dù khai thác coban thủ công quy mô nhỏ là một hoạt động ngày càng phổ biến ở một số nơi trên thế giới.

Dưới đây là các quốc gia có trữ lượng coban cao nhất thế giới.

1. Cộng hòa Dân chủ Congo - 3,6 triệu tấn

Congo sở hữu hơn 50% trữ lượng coban của thế giới, với ước tính khoảng 3,6 triệu tấn có sẵn để khai thác trong nước.

Các hoạt động khai thác lớn có thể được tìm thấy ở tỉnh Katanga, đặc biệt là các dự án Mutanda, Kamoto, Etoile và Ruashi, trong khi các nhà sản xuất quốc tế hàng đầu như Glencore đã chọn xây dựng các mỏ khai thác tại Congo cùng với công ty khai thác trong nước như Gécamines.

Một báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính có tới 30% lượng coban được sản xuất ở Congo là từ các dự án khai thác thủ công quy mô nhỏ.

Vàng xanh: Bất ngờ Trung Quốc có rất ít, 2 nước anh em của Việt Nam lại nhiều vô kể! - Ảnh 2.

2. Australia - 1,4 triệu tấn

Australia có 1,4 triệu tấn coban, chiếm khoảng 20% thị phần toàn cầu, mặc dù tổng sản lượng cả năm của nước này chỉ đạt 5.700 tấn vào năm 2020 trong khi Congo có 95.000 tấn.

Với trữ lượng tương đối lớn, Australia có tiềm năng trở thành một nhà sản xuất lớn để thay thế nguồn cung duy nhất từ Congo.

Mỏ Murrin Murrin của Glencore ở Tây Úc, nơi sản xuất coban cùng với niken, là mỏ khai thác kim loại lớn nhất cả nước.

3. Cuba - 500.000 tấn

Khoảng 7% trữ lượng coban của thế giới nằm ở Cuba, theo ước tính của USGS là 500.000 tấn.

Quốc gia này đứng thứ 5 trong số các quốc gia sản xuất coban lớn nhất thế giới, với sản lượng toàn quốc hồi năm 2020 là khoảng 3.600 tấn.

Phần lớn trữ lượng coban của Cuba nằm ở phía đông của hòn đảo trong khu vực Moa, và chủ yếu được khai thác cùng với niken, một ngành kinh doanh khai thác lớn ở Cuba.

4. Philippines - 260.000 tấn

Philippines có trữ lượng coban tổng cộng 260.000 tấn, chiếm khoảng 4% tổng dự trữ toàn cầu và vào năm 2020 là nhà sản xuất lớn thứ 4 thế giới sau Congo, Nga và Úc.

Coban ở Philippines được sản xuất rộng rãi như một sản phẩm phụ của quá trình khai thác niken, với quốc gia này xếp thứ hai trong số các quốc gia sản xuất niken lớn nhất thế giới sau Indonesia.

5. Nga - 250.000 tấn

Trong khi Nga có trữ lượng coban tương đối nhỏ, chỉ 250.000 tấn, quốc gia này là nhà sản xuất coban lớn thứ hai thế giới, với sản lượng đạt 6.300 tấn vào năm 2020.

Cộng hòa Altai ở miền nam Siberia được biết đến như một khu vực sản xuất coban chính và là nơi có mỏ coban Karakul.

Nga đã thể hiện mong muốn tăng quy mô sản xuất coban trong nước trong những năm tới, có khả năng lên tới 10.000 tấn hàng năm vào năm 2022.

6. Trung Quốc chỉ có 80.000 tấn

Trong khi đó, nếu tính về trữ lượng, Trung Quốc lại không hề có lợi thế về coban khi chỉ sở hữu 80.000 tấn coban. Ngoài ra, sản lượng khai thác coban của Trung Quốc cũng không cao, chỉ bằng 2/3 so với Cuba và bằng 1/3 so với Nga.

Vàng xanh: Bất ngờ Trung Quốc có rất ít, 2 nước anh em của Việt Nam lại nhiều vô kể! - Ảnh 3.

Tại Việt Nam, công ty TNHH Mỏ Niken Bản Phúc đã quyết định dừng hoạt động khai thác, chế biến quặng sulfur đặc xít (chứa niken, đồng và sản phẩm phụ là coban) tại khu vực mỏ Niken Bản Phúc hồi năm 2018 bởi doanh thu của Dự án không bù đắp nổi chi phí hoạt động.

Được biết, số nợ thuế "cực lớn" của Công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc (địa chỉ Bản Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) là khoảng 42,4 tỷ đồng. Tính tới tháng 8/2017, dự án Mỏ Nikel Bản Phúc đã lỗ lũy kế 129 triệu USD.

Link nội dung: https://doanhnhanccb.vn/vang-xanh-bat-ngo-trung-quoc-co-rat-it-2-nuoc-anh-em-cua-viet-nam-lai-nhieu-vo-ke-a89246.html