Sau ngày 15/9, đây sẽ là tỉnh “chiếm” 2/3 ngọn núi cao nhất Đông Nam bộ, có một ngọn núi đang “hot nhất”, người ta đang lên xem
Sáp nhập tỉnh Bình Phước, Đồng Nai thành công, tên tỉnh mới dự kiến là Đồng Nai sẽ mở rộng không gian, kết nối đồng bộ hạ tầng kinh tế, địa ốc, bất động sản, trong đó có hạ tầng du lịch. Tên tỉnh mới Đồng Nai sẽ là địa phương sở hữu 2 ngọn núi nằm trong top 3 ngọn núi cao nhất Đông Nam bộ. Đó là núi Chứa Chan ở tỉnh Đồng Nai, núi Bà Rá ở tỉnh Bình Phước hiện nay.
Du lịch khám phá, du lịch leo núi, nhất là các ngọn núi cao luôn luôn là một trong các lĩnh vực thu hút nhiều khách du lịch nhất hiện nay.
Sáp nhập tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai, tỉnh mới mang tên Đồng Nai có đầy đủ tiềm năng để phát triển và “thăng hoa” trong lĩnh vực du lịch khám phá núi rừng, du lịch leo núi…
Sáp nhập tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, tỉnh mới có 2/3 ngọn núi cao nhất Đông Nam bộ
Trong 3 ngọn núi cao nhất khu vực Đông Nam bộ hiện nay thì đứng đầu bảng là ngọn núi Bà Đen đang tọa lạc tại tỉnh Tây Ninh.
Núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh, cách TP Tây Ninh khoảng 8km, cao 986 mét, được gọi là nóc nhà Nam Bộ.
Núi Bà Đen ở Tây Ninh là điểm hành hương nổi tiếng vào dịp tết quen thuộc của hầu hết người dân Việt Nam vì sự linh thiêng tín ngưỡng. Núi có diện tích 24km2, được hình thành từ 3 ngọn núi chính là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen.
Núi Bà Đen cách TP. HCM khoảng 110km. Vì vậy từ trung tâm Sài Gòn, bạn có thể di chuyển đến núi bằng xe máy, xe buýt hoặc thuê xe ô tô.
Ngọn núi cao thứ 2 khu vực Đông Nam bộ sau núi Bà Đen Tây Ninh là núi Chứa Chan.
Núi Chứa Chan, hay còn gọi là núi Gia Lào, tọa lạc tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là viên ngọc quý của miền Đông Nam Bộ.

Ngọn núi được xem như nóc nhà Đồng Nai mang vẻ đẹp hoang sơ với hệ sinh thái rừng đa dạng, những vách đá ẩn dưới tán cây xanh mát và dòng suối trong lành chảy quanh năm.
Tỉnh Bình Phước hiện nay đang sở hữu ngọn núi cao thứ ba khu vực Đông Nam bộ. Đó là núi Bà Rá.
Núi Bà Rá tọa lạc tại phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160 km. Núi Bà Rá cao 723 mét so với mặt nước biển, được xem là ngọn núi cao nhất ở tỉnh Bình Phước và thứ 3 ở Nam Bộ.
Như vậy, sau khi sáp nhập thành công tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai, tỉnh mới mang tên Đồng Nai sẽ là địa phương sở hữu 2/3 ngọn núi cao nhất khu vực Đông Nam bộ.
Hai ngọn đỉnh núi Chứa Chan và núi Bà Rá đều là nơi có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch, hạ tầng địa ốc, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.
Tỉnh mới hình thành sau hợp nhất tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Phước chắc chắn có chủ trương, kế hoạch kết nối hạ tầng du lịch giữa 2 đỉnh núi cao thứ 2 và cao thứ 3 ở khu vực Đông Nam bộ.
Khoảng cách từ núi Chứa Chan ở tỉnh Đồng Nai đến núi Bà Rá ở tỉnh Bình Phước hiện nay là 190 km. Du khách mất khoảng 4 giờ 25 phút di chuyển bằng ô tô để đi lại giữa 2 ngọn núi cao này.
Núi Chứa Chan-nóc nhà Đồng Nai, người ta đang đến xem
Cách Sài Gòn khoảng 100 km, đi dọc theo quốc lộ 1A về hướng Đồng Nai, Núi Chứa Chan còn còn có nhiều tên gọi khác như núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Đây là ngọn núi cao thứ hai ở Nam Bộ (sau núi Bà Đen, ở tỉnh Tây Ninh) với độ cao 837 m so với mực nước biển.
Núi Chứa Chan có cảnh quan hùng vĩ được coi là địa đầu của tỉnh Đồng Nai, là nơi khởi nguồn của nhiều con suối (Suối Gia Ui chảy về hướng đông, suối Gia Miên chảy về hướng tây, suối Gia Liêu chảy về hướng nam và suối Gia Lào chảy về hướng bắc) với nguồn nước quanh năm trong lành, mát mẻ.
Trên các hốc đá có những mạch nước đùn lên và đọng lại thành từng hồ nhỏ và người dân địa phương gọi là giếng Tiên.
Một nơi có nhiều cảnh quan đẹp như núi Chứa Chan, đặc biệt núi Chứa Chan đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia.
Trên núi có Mật khu Hầm Hinh và nhà nghỉ của toàn quyền Pháp, chùa Bửu Quang, Lâm Sơn Tự, Linh Sơn Tự…

Khí hậu mát mẻ, thiên nhiên hiền hoà với hệ động thực vật phong phú ở núi Chứa Chan. Với những gì đã và đang nỗ lực của địa phương, núi Chứa Chan sẽ là điểm du lịch đáng dừng chân của Đồng Nai nói riêng và miền Đông Nam bộ nói chung.
Theo UBND huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), dự án Khu phức hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại khu vực núi Chứa Chan và hồ Núi Le có phạm vi nghiên cứu khoảng 4.000 ha được chia thành 9 khu.
Dự án được định hướng phân kỳ đầu tư theo 3 giai đoạn gồm: giai đoạn 1 từ năm 2023-2025 có diện tích thực hiện hơn 390ha; giai đoạn 2 từ năm 2025-2030 có diện tích thực hiện hơn 348ha và giai đoạn 3 từ sau năm 2030 có diện tích thực hiện hơn 700ha.
Núi Bà Rá-núi thần, nóc nhà Bình Phước-núi chân Phật, tiềm năng to lớn, điểm đến hấp dẫn
Núi Bà Rá ở phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Núi Bà Rá cao 723 mét so với mặt nước biển, được xem là ngọn núi cao nhất ở tỉnh Bình Phước và cao thứ 3 ở Nam Bộ.
Theo tiếng S’tiêng, Bà Rá là “Bonom Brah”, nghĩa là “ngọn núi thần”. Truyền thuyết kể rằng, vị tổ của người S’tiêng có hai người em gái, ông đắp núi Bà Đen cho cô em gái đầu và đắp núi Bà Rá cho người em người em gái thứ hai để trấn giữ đất đai của người S’tiêng.
Đồng bảo S’tiêng gọi ngọn núi này với cái tên đầy thành kính của chốn linh thiêng “Thần Núi Yang Yumbra” là vị thần được tôn thờ trên đỉnh núi. Đồng bảo Khmer gọi là núi “Chân Phật”.
Những năm đầu thế kỷ XX, núi Bà Rá vẫn còn là chốn “thâm sơn cùng cốc”. Chính vì vậy, thời kỳ Pháp thuộc, nơi đây thành chốn lao tù để giam cầm những người tù cách mạng Việt Nam.


Từ năm 1925 đến năm 1941, thực dân Pháp cho xây tại chân núi một nhà từ lớn gồm 3 phân khu chính, bao gồm: trại A sát chân núi (là nơi giam giữ tù thường phạm), trại B đặt tại trung tâm trại Bà Rá (nơi giam giữ nữ tù thường phạm hoặc chính trị phạm).
Đến năm 1941, thực dân Pháp xây dựng thêm trại C (nơi giam giữ tù nhân chính trị). Nhà tù Bà Rá là nỗi thống khổ, đau đớn của những tù nhân không sao kể xiết, đau ốm không có thuốc men, bị đánh đập dã man, lao động khổ sai.
Nhưng với tinh thần dũng cảm, tự cường, các chiến sĩ cách mạng đã biến nhà tù thành nơi đấu tranh chính trị.
Chính môi trường này đã góp phần rèn luyện tù nhân thành những chiến sĩ trung kiên, để rồi nhiều người sau này đã trở thành cán bộ lãnh đạo cốt cán trong phong trào cách mạng, góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945, góp phần đưa đến sự thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này.
Các đồng chí như Tô Ký, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Lựu, Trương Văn Nhâm, Trương Văn Bang…. đây là những chiến sỹ cách mạng trưởng thành từ sự đấu tranh chống chế độ lao tù.
Để lên tới đỉnh núi Bà Rá. Nếu đi bộ, du khách phải vượt qua 1.767 bậc tam cấp tính từ đồi Bằng Lăng lên đến đỉnh núi, tận hưởng không gian trên đường đi với hai bên là màu xanh ngút ngàn của rừng trúc, lồ ô và những cây cổ thụ vài trăm năm tuổi.
Muốn ngắm toàn cảnh vẻ đẹp của một vùng rộng lớn, du khách có thể ngồi xe men theo sườn núi uốn lượn.
Đồng Nai-tên tỉnh mới sẽ bùng nổ về bất động sản du lịch
Từ đỉnh núi Bà Rá, phóng tầm mắt chiêm ngưỡng mặt hồ Thác Mơ long lanh, in bóng núi, mây trời. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình, thơ mộng tạo cho du khách cảm giác thân thiện, được trở về cùng thiên nhiên hoang sơ, mát mẻ, se lạnh giống như cao nguyên Đà Lạt.

Núi Bà Rá – Thác Mơ ở tỉnh Bình Phước không chỉ biết đến với dấu tích lịch sử hào hùng, du lịch sinh thái tiềm năng của tỉnh Bình Phước mà còn được biết đến với giải Việt dã truyền thông vào ngày 6/1 hàng năm.
Giải việt dã Chinh phục đỉnh cao Bà Rả không chỉ là giải đấu nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia mà còn là giải đấu mang tầm quốc tế thu hút nhiều vận động viên đến từ các quốc gia lân cận như Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, vương quốc Camphuchia, Thái Lan, qua đó thắt chặt đoàn kết, hữu nghị, giao lưu học hỏi giữa các quốc gia.
Với những giá trị to lớn, di tích lịch sử đành thắng Núi Bà Rá – Thác Mơ được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận xếp hạng là di tích lịch sử và thẳng cảnh quốc gia ngày 20/4/1995.
“Di tích lịch sử danh thắng núi Bà Rá – Thác Mơ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xếp vào hệ thống rừng đặc chủng của cả nước.
Núi Bà Rá tọa lạc tại phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160 km.
Với những thông tin nêu trên, quả thực tỉnh Đồng Nai sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Phước là một trong các tỉnh, thành phố có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch khám phá, du lịch núi rừng, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng ở vùng núi cao mà hiếm địa phương nào trong số 34 tỉnh/thành phố trong tương lai có được.
Theo:Báo Dân Việt