Xe ben chở bùn hay đất ..? Đem đi đâu từ nhà máy Tân Hiệp 2
Bài 2 – Tiếp nối bài viết trước về nghi vấn xe tải chở bùn đất ra khỏi Nhà máy nước Tân Hiệp 2 tại địa chỉ: 64 ấp Thới Tây 1,xã Hóc Môn,TPHCM.Những hình ảnh và dữ liệu mới nhất đã hé lộ một quy trình đáng lo ngại: bùn thải nghi chưa qua xử lý, được vận chuyển bằng xe tải biển số mờ, đổ tràn lan xuống ruộng ven đường – rồi “bốc hơi” một cách âm thầm.

Những chiếc xe tải được ghi nhận xuất phát từ phía cổng nhà máy Tân Hiệp 1, chở theo khối lượng bùn đất màu xám nâu, liên tục ra vào vào khung giờ cao điểm. Đáng chú ý, nhiều xe biển số không rõ ràng, chạy trên tuyến đường dân cư hẹp, ngang qua Trường THCS Đỗ Văn Dậy,cùng lúc đúng giờ học sinh tan học.

Sau hàng rào kiên cố của Nhà máy nước Tân Hiệp 1, hình ảnh ghi nhận được cho thấy một khu vực chứa bùn thải lộ thiên, bề mặt loang lổ, không có hệ thống mái che hay biển báo nguy hiểm. Mọi thứ diễn ra trong sự im lặng tuyệt đối, như thể đây là phần “bỏ quên” trong toàn bộ dây chuyền xử lý hiện đại mà nhà máy đang quảng bá.
Theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, bùn thải từ quá trình lọc nước – dù không xếp vào nhóm chất thải nguy hại – vẫn phải được thu gom, lưu trữ, và xử lý bởi đơn vị được cấp phép. Tuy nhiên, hiện trường phía sau nhà máy lại cho thấy một thực tế khác:
Bùn lỏng được đưa ra phơi trực tiếp dưới trời nắng, không có biện pháp cách ly môi trường, không có hồ sơ công khai nào về quy trình vận hành khu vực này.
Điều đáng chú ý là khu vực này không được giám sát chặt chẽ, và chưa từng được công bố là hạng mục thuộc dây chuyền xử lý đạt chuẩn. Vậy, liệu đây có phải là khu xử lý được cấp phép, hay chỉ là điểm “né quy trình” để tiết kiệm chi phí ?

bảo vệ môi trường. Tài xế đi dép lê, làm việc tay không – phản ánh mức độ “chuyên nghiệp”
Qua theo dõi, các xe tải này đều đổ dồn về một khu vực đất trống ven đường, nằm cạnh các cánh đồng.Tại đây, khối lượng lớn bùn đất được đổ trực tiếp xuống nền đất, không có bất kỳ hệ thống xử lý hay rào chắn bảo vệ nào.Tại khu vực bãi đổ, từng đống bùn thải được để khô tự nhiên dưới ánh nắng. Không có giám sát, không rào bao che, và càng không thấy sự hiện diện của đơn vị chức năng.
Câu hỏi được đặt ra: Phơi khô để làm gì? Phải chăng sau khi bùn đạt độ ráo nhất định, chúng sẽ được bán ra thị trường dưới danh nghĩa “đất san lấp”? Và nếu vậy, đã có giấy phép tái sử dụng chất thải? Có kiểm định mức độ an toàn? Có ai đang được lợi từ dòng bùn này?
Theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về quản lý chất thải rắn công nghiệp thong thường, bùn từ nhà máy nước tuy không phải là chất thải nguy hại, nhưng phải được xử lý bởi đơn vị có chức năng, và không được xả thải bừa bãi.
Tuy nhiên, thực tế ghi nhận lại là:Vận chuyển không giám sát,đổ thải ven đường,không có bất kỳ thông báo nào cho địa phương.Một nhà máy nước cung cấp hàng chục nghìn mét khối nước mỗi ngày, nhưng lại để lộ dấu hiệu xử lý bùn thải thiếu minh bạch. Những gì từng được gọi là ‘cặn bẩn lọc ra từ nguồn nước’ – giờ có thể lại là một nguồn lợi âm thầm được vận hành như một chuỗi sản xuất ngầm.Chất lượng nước không chỉ nằm ở đầu ra, mà còn được quyết định bởi cách người ta xử lý những thứ bị loại bỏ.
Và nếu bùn thải còn tồn tại trên mặt đường, trong ruộng lúa và trong lòng dân… thì có lẽ quy trình kia vẫn còn một khoảng tối chưa được soi rọi.Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh:Tính pháp lý của việc vận chuyển – xử lý – tập kết bùn đất từ nhà máy nước Tân Hiệp 2.Có hay không hành vi trá hình “bán đất san lấp” từ chất thải công nghiệp?Trách nhiệm của đơn vị vận hành nhà máy trong việc đảm bảo an toàn môi trường.
Đình Khiên – Văn Cao