Bài viết nhân kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2024) Về thăm mẹ- Bài ca hay về Mẹ đi cùng năm tháng

Bài hát: “Về thăm mẹ”, của nhạc sỹ Trần Chung (1927-2002), ra đời trong thập niên 1980 của thế kỷ XX đã khắc họa rõ nét về sự ấm áp, tràn ngập tình yêu thương của người con chiến sỹ dành cho người mẹ ở quê nhà trong thời chiến

lanh-dao-hoi-doanh-nhan-ccb-tinh-tang-lang-hoa-tai-buoi-hop-mat-nu-ccb-tieu-bieu-tinh-1712405668.jpgPhó Chủ tịch Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh Bùi Thị Hảo tặng lẵng hoa chúc mừng trong buổi họp mặt nữ Cựu chiến binh tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2023.

 

Những lời ca trong đoạn mở đầu bài hát là một hồi ức, nổi nhớ quê hương qua hình ảnh người mẹ của người lính trẻ trên đường hành quân ra chiến trận, những câu hát thể hiện sự cháy bỏng nhớ thương của người con về mẹ:

“Rạo rực niềm vui nhớ về thăm mẹ/ Rộn ràng bàn chân đường quê mong nhớ/ Mẹ già của tôi như cây khô chồi biếc lên xanh/ Tươi ánh mắt nụ cười long lanh/ Nắm đôi bàn tay, nghe mẹ nghẹn ngào/ Niềm vui sướng theo dòng lệ rơi”

Những câu hát tiếp nối là những ký ức thân thương của người lính về những chuyện bình dị trong chiến đấu và trong cuộc sống, những chuyện vui buồn ở chiến trường, ở làng quê, chuyện về những người yêu dấu, những ký ức thân thương và biết ơn của cảm xúc về mẹ, về quê hương, đất nước. Niềm mơ ước, niềm vui khi con được về thăm mẹ, được đi trong tình yêu thương vô bờ của mẹ, được nghe lời ru ấm áp khi xưa của mẹ, được hưởng những phút giây bình yên bên mẹ dịu hiền…nhưng vì đất nước con vẫn dâng trọn tình thương cho mẹ, cho dân tộc, cho quê hương:

 “Chuyện buồn chuyện vui, nhớ chuyện chiến trường/ Chuyện về làng quê, chuyện người yêu dấu/ Ngày về mừng vui, con đi trong ngàn tiếng yêu thương/ Nghe ấm áp lời mẹ ru xưa/ Phút giây bình yên, bên mẹ dịu hiền/ Vì đất nước, dâng ngàn tình thương”

 

chi-hoi-phu-nu-bo-chqs-tinh-tham-hoi-tang-qua-gia-dinh-chinh-sach-kho-khan-1712405956.jpgThăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình chính sách, khó khăn trên địa bàn tỉnh là việc làm thường xuyên của các chị em Chi hội phụ nữ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước

 

Cứ như thế, từ trong tiềm thức hồi nhớ và ước mơ cho tới hiện thực, người lính tràn ngập hạnh phúc khi có mẹ bên mình.

Đoạn kết của bài ca đã thể hiện tất cả tư tưởng của thời đại khi đó…Đó chính là: Tổ quốc và mẹ “Dọc đường hành quân con mang theo hình bóng quê hương, mang bóng dáng mẹ già yêu thương”. Nổi nhớ mẹ da diết, bao lần trên mỗi bước chân con trên mọi nẻo đường hành quân đan xen cùng nổi nhớ quê hương, xóm giềng, nơi ấy ghi sâu bao ký ức về tình làng, nghĩa xóm…song những nổi nhớ ấy càng nhân lên lòng quyết tâm của người lính trẻ thêm vững đôi chân trên mạch đường dài của những bước đường chiến đấu với lời thề sắc son chưa hết giặc chưa về, quyết giải phóng quê hương, đem lại độc lập tự do cho dân tộc và cả những gởi gắm những lời hẹn của người con ra đi khi nào chiến thắng sẽ trở về bên mẹ kính yêu:

“Dọc đường hành quân nhớ mẹ bao lần/ Rạo rực lòng con tình làng nghĩa xóm/ Dọc đường hành quân con đi mang hình bóng quê hương/ Mang bóng dáng mẹ già yêu thương/ Thấy đôi bàn chân vững mạnh đường dài/ Đường chiến đấu thêm bền lòng tin/ Gửi một dòng thư hẹn ngày chiến thắng/ Con sẽ về mẹ thân yêu ơi”

Ngay sau khi ra đời bài hát đã được nghệ sỹ ưu tú Kiều Hưng thể hiện rất thành công trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài ra bài hát còn được thể hiện thành công qua các giọng ca của nghệ sỹ nhân dân Trung Đức, ca sỹ Trọng Tấn, Lê Anh Dũng, Vũ Thắng Lợi, Xuân Hảo….

Ca khúc Về thăm mẹ có giai điệu tha thiết, tình cảm, giàu tính tự sự, trữ tình. Hình tượng người mẹ trong ca khúc mang dáng dấp thân thương, quen thuộc của những người mẹ Việt Nam anh hùng, những người mẹ đã vì đất nước hy sinh cả cuộc đời./.

Đại tá Lê Huy Chung- Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước ĐT: 0983569001 và 0912918009

Cùng chuyên mục