Tại sao nhạc sĩ lại chuyển giao quyền tác giả?

10/05/2023 22:11

Một số nhạc sĩ hiện nay bắt đầu chuyền giao quyền tác giả đã làm cho Trung tâm bảo vệ quyền tác âm nhạc Việt Nam VCPMC cảm thấy lo lắng.

Việc hủy hợp đồng ủy quyền với VCPMC và ký hợp đồng chuyển nhượng bàn đứt hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng cho phép công ty, cá nhân đó sử dụng tác phẩm âm nhạc để kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực. VCPMC nhận thấy nếu tình trạng trên cứ tiếp tục diễn ra, thành viên sẽ bị mất quyền tác giả đối với tác phẩm của mình hoặc mất quyền kiểm soát hoặc khó kiểm soát quyền tác giả mà pháp luật đang bảo hộ cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Một số nhạc sĩ cảm thấy những Quý nhận từ VCPMC số tiền không được cố định và thời gian được nhận tiền rất chậm so với những gì được ký kết trong hợp đồng là 3 tháng một Quý. Dẫn đến cuộc sống trở nên khó khăn thay vì chuyển giao một lần nhận lại một số tiền lớn để xoay sở, trang trải rồi tiếp tục tái đầu tư sáng tác ca khúc mới.

z4334299843848-b49ea0983a7ffa432ae9385e8372d928-1683731423.jpg

Theo như VCPMC cho biết hiện nay, với xu thế số hóa và công nghệ 4.0, tác phẩm của thành viên được phổ biến, sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới thông qua mạng internet, nền tảng mạng xã hội YouTube, Facebook, TikTok,…, nguồn lợi thành viên thu về qua các năm cộng lại sẽ lớn hơn rất nhiều so với số tiền thành viên nhận được nếu “bán đứt”. Nhưng trên thực tế các bảng nhuận bút một số nhạc sĩ chỉ báo cáo nhạc chờ, google, youtube còn Facebook, Tiktok và tiền bản quyền các đơn vị tổ chức sự kiện thì chưa được cập nhật.

Nhiều nhạc sĩ có bài hit nhưng số tiền nhận lại cảm thấy chưa thỏa mãn khi đâu đó nhìn thấy những nhạc sĩ trẻ chưa có bài hit lại nhận tiền nhiều hơn. Đó là lý do nhạc sĩ cảm thấy nếu có đơn vị nào đồng ý giá cao sẵn sàng bán đứt.
 

Bạn đang đọc bài viết "Tại sao nhạc sĩ lại chuyển giao quyền tác giả?" tại chuyên mục Tin tức trong nước. DOANH NHÂN CỰU CHIẾN BINH ONLINE  

Cùng chuyên mục