Ugur Sahin trở thành tỷ phú nhờ vào sự hy vọng dành cho công nghệ đằng sau vắc-xin Covid-19

11/12/2020 14:09

DNHN - Vào tháng 10 năm ngoái, Ugur Sahin đã đi từ Đức qua New York để khởi động đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra mắt công chúng của công ty sinh học, nơi đã đồng hàng cùng ông suốt hàng chục năm, với thông điệp về những công nghệ mới và chưa được chứng minh. “Chúng tôi dựa vào hệ thống miễn dịch của bệnh nhân”, Sahin nói trước khi rung chuông khai trương tại thị trường của Nasdaq. “Chúng tôi muốn kích hoạt các tế bào miễn dịch của bệnh nhân để nhận dạng, phát hiện và loại trừ xác tế bào khối...

Ugur Sahin, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập BioNTechUgur Sahin, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập BioNTech. (Ảnh: Internet)

Tầm nhìn khoa học của Sahin đã không tạo nên được tiếng vang với các nhà đầu tư như ông đã hy vọng. Công ty BioNTech dự đoán sẽ bán được 264 triệu đô la cổ phiếu trong đợt IPO, nhưng cuối cùng công ty chỉ bán được 150 triệu đô la, vì họ đã bán ít cổ phần hơn với giá thấp hơn so với đề xuất. IPO vẫn để lại cho BioNTech một giá hời trong mức định giá thị trường với 3,4 tỷ đô la.

Nhưng đại dịch đã làm thay đổi quan điểm của các nhà đầu tư về công nghệ tiên tiến của BioNTech, đặc biệt là nền tảng thông tin RNA, nhằm biến tế bảo của cơ thể thành nhà máy sản xuất thuốc. BioNTech hiện đang phân liều cho các tình nguyện viên vắc-xin mRNA COVID-19 thử nghiệm của mình và đạt được thỏa thuận hợp tác để cùng phát triển vắc-xin với Tập đoàn dược phẩm lớn – Pfizer của Mỹ, và hy vọng trong trường hợp tốt nhất sẽ cung cấp vắc-xin này cho một số nhóm dân số dễ bị ảnh hưởng trong mùa Thu.

Các nhà giao dịch chứng khoán đã phản ứng bằng cách đấu giá cổ phiếu của BioNTech, điều này đã làm tăng giá trị của công ty lên hơn gấp ba lần so với đợt IPO, nâng giá trị của BioNTech hiện tại là 11,5 tỷ đô la. Đợt tăng giá chóng mặt của cổ phiếu đã tăng giá trị tài sản ròng của Sahin lên 2,1 tỷ USD, lần đầu tiên ghi tên ông vào danh sách tỷ phú của Forbes.

Một hồ sơ của BioNTech tại Ủy ban Chứng khoán & Giao dịch cho thấy, vào tháng Hai vừa qua, Sahin sở hữu 18% cổ phần của BioNTech. Trong đợt IPO, BioNTech đã bán American Depository Shares với tư cách là nhà phát hành tư nhân nước ngoài. Trong khi việc khóa cổ phiều sau đượt IPO của BioNTech cho các cán bộ và cổ đông ban đầu đã hết hạn, Sahin đã không công bố bất kỳ thông tin chứng khoán nào kể từ tháng Hai, điều này cho thấy ông ấy đã không bán cổ phiếu BioNTech của mình, ít nhất là với số lượng đáng kể. Đối với hồ sơ chứng khoán của Sahin và tư cách là nhà phát hành của BioNTech, ông sẽ cần nộp đơn lên SEC nếu ông ấy bán hơn 2% cổ phần của bản thân.

Điều đó tạo nên sự khác biệt giữa Sahin và nhà tỷ phú Stephane Bancel và các giám đốc điều hành khác của Moderna – một công ty giao dịch công khai khác đang phát triển vắc-xin COVID-19 thử nghiệm sử dụng công nghệ mRNA. Stat News đưa tin vào tuần trước rằng, Bancel và 4 giám đốc điều hành hàng đầu khác tại Moderna đã bán 89 triệu đô la cổ phiếu Moderna trong năm nay. Vào tháng Năm, Moderna cũng đã tiến hành một đợt chào bán cổ phiếu trị giá 1,3 tỷ đô la được công bố cùng ngày với công ty phát hành một đoạn dữ liệu tích cực từ việc thử nghiệm vắc-xin COVID-19 của mình. BioNTech đã không phát hành bất kì cổ phiếu nào mới ra công chúng kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Người phát ngôn của BioNTech đã từ chối bình luận về giá trị ròng của Sahin và cổ phần trong công ty của ông ấy. Ở tuổi 54, Sahin mỗi sáng đều đạp xe đến văn phòng của BioNTech ở Mainz, Đức. Những người quen biết ông cho biết, ông đã hoàn toàn tập trung vào công việc thúc đẩy một loại vắc-xin cho COVID-19 càng nhanh càng tốt. Vào tháng 4, BioNTech đã bắt đầu thử nghiệm vắc-xin COVID-19, BNT162, với sự tham gia của 200 người nghiên cứu ở Đức. Cùng với sự trợ giúp của Pfizer, 360 tình nguyện viên khác sẽ được thử nghiệm với vắc-xin của BioNTech ở Mỹ và có thể thử nghiệm sẽ tăng lên với con số 8.000 người.

Pfizer đã cam kết chi khoảng 1 tỷ đô la để phát triển vắc-xin trong năm 2020, bao gồm cả chi phí sản xuất các mũi tiêm trước khi hiệu quả của chúng được biết đến và sẽ cung cấp vắc-xin sớm nhất vào tháng 10 cho một số người dân dễ bị ảnh hưởng. Đây là điều không chắc chắn – không có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị mRNA nào được các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ hoặc châu Âu chấp nhận.

Được sinh ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Sahin được lớn lên ở Đức, nơi cha mẹ ông làm việc trong một nhà máy Ford. Được đào tạo như một bác sĩ, Sahin đã trở thành một giáo sư và một nhà nghiên cứu tập trung vào liệu pháp miễn dịch. Ông thường hợp tác với vợ của mình trong công việc. Một nhà miễn dịch học, Özlem Türeci, bà cùng ông Sahin đã thành lập nên Ganymed Pharmaceuticals vào năm 2001, để phát triển các kháng thể đơn dòng chống lại ung thư. Türeci lãnh đạo công ty với tư cách là Giám đốc điều hành và công ty được hỗ trợ bởi cặp song sinh giống hệt tỷ phú Thomas và Andreas Strungmann. Ganymed đã được Astellas Pharma mua lại vào năm 2016 trong một thương vụ trị giá 1,4 tỷ đô la.

Sahin thành lập BioNTech vào năm 2008, một lần nữa được hậu thuẫn bởi anh em nhà tỷ phú Strungmann. Türeci, người đang điều hành Ganymed, trong nhiều năm là cố vấn khoa học cho công ty và gia nhập BioNTech với tư cách là Giám đốc y tế sau khi Ganymed được đem bán.

Sahin đã xây dựng BioNTech để sử dụng ung thư học miễn dịch nhằm mục đích điều trị ung thư theo nhiều kiểu, đưa ra hơn 20 chương trình phát triển khác nhau trong nhiều năm. Nhưng BioNTech được biết đến nhiều nhất nhờ công trình sử dụng công nghệ thông tin RNA để phát triển ra vắc-xin chống ung thư, bao gồm một loại vắc-xin được cá nhân hóa gọi là iNest. Ý tưởng là tạo ra các nhà máy sản xuất thuốc hoặc vắc-xin nhờ vào cơ thể người và lập trình tế bào để sản xuất các protein điều trị.

Trên con đường sự nghiệp, BioNTech đã hợp tác với Pfizer để sản xuất vắc-xin cúm và nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Bill và Melinda Gates. Nhưng bất chấp tất cả các lời hứa hẹn, BioNTech vẫn chưa nhận được sự chấp thuận cho bất kỳ sản phẩm mRNA nào của công ty cho con người sử dụng trong thập kỷ tồn tại đầu tiên, giống như đối thủ nặng ký nổi tiếng, Moderna Therapeutics.

Nhưng cả Moderna và BioNTech đều đứng ở vị trí vững chắc để cung cấp giải pháp tiềm năng cho đại dịch coronavirus. Cả 2 công ty đều được tài trợ rất nhiều và có mối quan hệ tốt. Phương pháp tiếp cận mRNA cũng có khả năng rút ngắn đáng kể thời gian phát triển vắc-xin COVID-19.

.

Vào một ngày cuối tuần vào tháng Giêng, Sahin đọc được một bài báo trên tờ The Lancet về loại virus này và dự đoán với Thomas Strungmann rằng một đại dịch sắp xảy ra sẽ bắt buộc đóng cửa các trường học. Strungmann nói trong một cuộc phỏng vấn “Ngay sau ngày cuối tuần ấy, ông ấy đã tới đội của mình vào thứ Hai và mặc dù hầu hết họ đều thuộc khoa ung thư, ông ấy đã chuyển phần lớn đội ngũ của mình sang vắc-xin.”

Đến tháng Hai, Sahin gọi cho Kathrin Jansen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển vắc-xin của Pfizer. Hai người biết rõ nhau vì 2 năm nước đó, BioNTech đã hợp tác cùng với Pfizer để phát triển ra một loại vắc-xin cúm dựa trên mRNA. Sahin nói với Jansen rằng BioNTech đã đưa ra các vắc-xin ứng cử cho COVID-19 và hỏi liệu Pfizer có muốn làm việc với ông ấy hay không. Và Jansen đáp lại rằng “Tất nhiên là chúng tôi quan tâm.”

Vào giữa tháng Ba, BioNTech đã công bố “tiến bộ nhanh chóng” về sản phẩm ứng cử của mình, BNT162, và với sự hợp tác của Pfizer. Gã dược phẩm khổng lồ của Mỹ đã đồng ý tài trợ tất cả các chi phí phát triển và sản xuất ban đầu, lên đến 1 tỷ đô la, bao gồm cả khoản thanh toán trả trước 185 triệu đô la cho BioNTech. Pfizer cũng đang có khoản thanh toán 563 triệu đô la khác cho BioNTech nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi. Pfizer đang tăng cường năng lực sản xuất, quản lỳ và nghiên cứu to lớn của mình cho dự án. Cổ phiếu của BioNTech đã tăng vọt, mặc dù kể từ đó công ty đã từ bỏ một phần lớn mức tăng ban đầu.

Một điều khiến quan hệ đối tác giữa BioNTech và Pfizer khác với nỗ lực vắc-xin của Moderna là nó không dựa vào bất kỳ nguồn tài trợ nào của chính phủ. Moderna đang nhận được với 483 triệu đô la từ Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Nâng cao Y sinh của Chính phủ Liên bang. Nhìn ở một khía cạnh độc đáo khác, quan hệ đối tác của BioNTech và Pfizer đang thử nghiệm 4 loại vắc-xin khác nhau, các nền tảng mRNA đặc biệt. Các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu về khả năng sinh miễn dịch của người tham gia, tìm kiếm việc sản xuất các kháng thể trung hòa, nhằm hướng tới việc loại bỏ bất kỳ loại vắc-xin nào trong 4 loại vắc-xin không sản xuất thích đáng.

Một số người ở Phố Wall đã cảm thấy các nhà giao dịch cổ phiếu của BioNTech đang trở nên lạc quan quá mức. Ví dụ, vào ngày 20 tháng 3, các nhà phân tích tại JPMorgan Chase đề nghị các nhà đầu tư bình tĩnh sự nhiệt tình của họ, lưu ý rằng vốn hóa thị trường của BioNTech đã làm lu mờ nhiều giá trị của các công ty công nghệ sinh học với doanh thu hơn 1 tỷ đô la.

Họ viết: “Bất kỳ khả năng nào trong tương lai để kiếm tiền từ liệu pháp COVID-19 cộng với thiện chí tiềm năng trong việc giải quyết đại dịch này đã được phản ánh trong cuộc định giá này.” “Khả năng kiếm tiền từ của cải COVID-19 rõ ràng là yếu tố cần cân nhắc thứ 2 tại thời điểm này đối với công ty; trọng tâm là giair quyết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.”

Đó dường như là một đánh giá chính xác. Sahin cho biết trong một tuyên bố vào tháng 4 rằng tốc độ mà họ có thể chuyển từ khi bắt đầu chương trình đến khi bắt đầu thử nghiệm nói lên mức độ tương tác cao của tất cả những người tham gia.

Giám đốc điều hành Pfizer, Albert Bourla đã đẩy nhanh tiến độ cho loại vắc-xin COVID-19 có tiềm năng, thúc đẩy Pfizer cố gắng để có thể nộp đơn xin phép sử dụng sớm từ Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm vào tháng 10 và sản xuất 20 triệu liều vào cuối năm nay. Các loại vắc-xin thường mất nhiều năm để phát triển và việc tạo ra một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả có thể rất khó khăn. Tại một thời điểm, Bourla đã bị một số người ở Pfizer ép buộc có thể không công khai dòng thời gian tích cực, nhưng ông cảm thấy điều quan trọng nhất là phải làm cho hoạt động COVID-19 của Pfizer hoàn toàn minh bạch với công chúng trong bối cảnh đại dịch.

Bourla, sinh ra và lớn lên tại Hy Lạp, đã nói chuyện với Sahin, và cả 2 đã đồng ý chia sẻ raki, một thức uống có cồn phổ biến ở cả 2 quốc gia bản địa của họ, sau khi một loại vắc-xin phát triển thành công. “Chỉ có một kẻ thù”. Bourla nói trong một cuộc phỏng vấn “Virus và thời gian”.

Phong Đức

Bạn đang đọc bài viết "Ugur Sahin trở thành tỷ phú nhờ vào sự hy vọng dành cho công nghệ đằng sau vắc-xin Covid-19" tại chuyên mục VĂN HÓA – GIẢI TRÍ. DOANH NHÂN CỰU CHIẾN BINH ONLINE