Vụ UBND Thành Phố Hạ Long hiểu sai về "Tôn chỉ, Mục đích", “bịt mồm” báo chí: Đại biểu Quốc hội lên tiếng

17/12/2020 07:44

“Tôn chỉ, mục đích” theo tôi, là việc cơ quan chức năng mong muốn cơ quan Báo chí tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực chuyên môn của mình nhưng cũng không vì thế mà sao lãng những chức năng nhiệm vụ khác và chính vì thế các cơ quan công quyền không thể lạm dụng cụm từ này để ngăn cản Báo chí tác nghiệp đúng theo qui định của Hiến pháp, Pháp Luật

Liên quan đến vụ việc UBND TP. Hạ Long có văn bản số 11842/UBND ngày 1/12/2020 của UBND Tp. Hạ Long về việc trao đổi về đề nghị của Báo Tầm Nhìn, theo đó UBND TP. Hạ Long từ chối cung cấp thông tin do thông tin Báo Tầm Nhìn đề nghị tìm hiểu chưa phù hợp với tôn chỉ mục đích.

Báo Tầm Nhìn đã có buổi trao đổi về vấn đề tôn chỉ mục đích của báo chí với Tiến sỹ Luật Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc Hội Tỉnh Bến Tre, Phó Trưởng ban Dân Nguyện Quốc Hội.

vu ubnd thanh pho ha long hieu sai ve ton chi muc dich bit mom bao chi dai bieu quoc hoi len tieng
ĐBQH, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng
PV: Thưa ĐBQH Lưu Bình nhưỡng, ông kiến giải thế nào về cụm từ "Tôn chỉ, mục đích" được ghi trong giấy phép hoạt động của cơ quan Báo chí
“Tôn chỉ, mục đích” theo tôi nghĩ là việc cơ quan chức năng mong muốn cơ quan Báo chí tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực chuyên môn của mình nhưng cũng không vì thế mà sao nhãng chức năng, nhiệm vụ khác và chính vì thế các cơ quan công quyền không thể lạm dụng hoặc “bẻ ghi” cụm từ này để can thiệp hoặc ngăn cản Báo chí tác nghiệp đúng theo qui định của Hiến pháp, Pháp Luật

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Báo chí cách mạng Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân và là cơ quan thực hiện chức năng phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tố giác tội phạm theo qui định của Luật phòng chống tham nhũng.

Hoạt động của cơ quan Báo chí đã được qui định rõ ràng trong Hiến pháp, Luật Báo chí và một số Luật khác có liên quan như Luật Phòng chống tham nhũng…nhằm tạo kênh giám sát phục vụ phát triển KTXH, loại bỏ tiêu cực, tham nhũng, thói vô cảm, hành vi thiếu đạo đức trong xã hội…

Khoản 2 Điều 4 Luật báo chí 2016 nêu rõ 6 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Báo chí và như bạn thấy việc thực hiện theo tôn chỉ mục đích là một trong 6 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn đó, và không nằm ngoài nhiệm vụ đó.

PV: Vậy, cụm từ “Tôn chỉ, mục đích” được hiểu như thế nào thưa ông?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Theo Từ điển Từ và Ngữ Hán – Việt của Cố GS Nguyễn Lân, Tôn chỉ được hiểu là “Mục đích chủ yếu được coi như nguyên tắc hoạt động của một tổ chức”. Điều đó sẽ điều chỉnh tư duy, hành động hướng tới các mục tiêu nào đó nhưng không thể đo lường được, tuy nhiên chúng ta vẫn cần có chúng vì chúng giúp định hướng, ví dụ như Mục đích của chúng ta là tiến lên Chủ Nghĩa xã hội, nhưng để đạt được đến đó có thể là 100 năm, 150 năm và hơn thế nữa nhưng đó là đích đến…

Vì vậy, trong cuộc sống chúng ta cần một cái gì đó có thể đo lường được và định lượng được, và đó là lý do tại sao có cụm từ mục tiêu. Mục tiêu là những điều cụ thể và hoàn toàn có thể đo lường được ví dụ trong khoảng thời gian đi đến đích Xã hội chủ nghĩa này chúng ta cần phải có mục tiêu cụ thể như công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong 5 năm, 10 năm, kế hoách phát triển tầm nhìn 30 năm, 50 năm…. mà chúng ta cần thực hiện để đạt được mục đích của mình.

Do vậy bản thân tôi cũng rất cũng có rất nhiều băn khoăn về cụm từ “tôn chỉ, mục đích” này trong qui định đối với các cơ quan Báo chí!

“Tôn chỉ, mục đích” theo tôi nghĩ là việc cơ quan chức năng mong muốn cơ quan Báo chí tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực chuyên môn của mình nhưng cũng không vì thế mà sao nhãng chức năng, nhiệm vụ khác và chính vì thế các cơ quan công quyền không thể lạm dụng hoặc “bẻ ghi” cụm từ này để can thiệp hoặc ngăn cản Báo chí tác nghiệp đúng theo qui định của Hiến pháp, Pháp Luật

Tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định về vai trò của báo chí và nêu rõ: “Bên cạnh việc phát hiện, đấu tranh, lên án, các tác phẩm báo chí thời gian qua đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng; đi sâu tìm tòi, phản ánh công tác hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; đặc biệt là biểu dương, cổ vũ những cách làm hay, những kinh nghiệm tốt, điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng đinh “Các cơ quan truyền thông, báo chí đã có nhiều tin, bài phản ánh những vấn đề bức xúc, nổi cộm, được nhân dân quan tâm; đấu tranh với những biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KTXH, góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng cao hình ảnh và vị thế của đất nước trong cộng đồng quốc tế”,

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn tin tưởng, kỳ vọng và đánh giá cao vai trò của báo chí. Nói như thế không có nghĩa là báo chí chỉ đi làm nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, mà muốn nói công lao và vai trò của báo chí trên trận cam go này.

PV: ông nghĩ sao về văn bản của UBND TP. Hạ Long gửi Báo Tầm Nhìn

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Như tôi đã nói các cơ quan công quyền không thể lạm dụng hoặc “bẻ ghi” cụm từ này để can thiệp hoặc ngăn cản Báo chí tác nghiệp đúng theo qui định của Hiến pháp, Pháp Luật. Ví dụ, buộc cơ quan báo chí hoặc nhà báo phải tâng công một vị lãnh đạo hoặc “bảo kê truyền thông” cho doanh nghiệp nào đó; hoặc buộc họ phải tập trung “đánh” ai đó bằng truyền thông…

Việc UBND TP. Hạ Long ra văn bản gửi Báo Tầm Nhìn theo tôi nghĩ là có thể do cách hiểu chưa thấu đáo Luật báo chí, về cụm từ “tôn chỉ, mục đích” và… có thể do các quý báo đang “chạm” vào điểm nhạy cảm mà họ không muốn tiết lộ; hoặc do công tác tham mưu chưa cẩn trọng, dễ xâm hại quyền tác nghiệp báo chí.

Trân trọng cảm ơn ông.

vu ubnd thanh pho ha long hieu sai ve ton chi muc dich bit mom bao chi dai bieu quoc hoi len tieng Hạ Long, Quảng Ninh: Khi cơ quan công quyền không hiểu luật, "bịt miệng" Báo chí bằng “tôn chỉ, mục đích”

Thông tin trước đó, Báo Tầm Nhìn cử 02 Phóng viên liên hệ UBND TP. Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh để tìm hiểu thông tin liên quan đến các dự án thay đổi quy hoạch, chậm tiến độ và giao đất sai quy đinh để viết bài, tuy nhiên UBND TP. Hạ Long đã có văn bản số 11842/UBND ngày 1/12/2020 về việc trao đổi về đề nghị của Báo Tầm Nhìn, theo đó UBND TP. Hạ Long từ chối cung cấp thông tin do thông tin Báo Tầm Nhìn đề nghị tìm hiểu chưa phù hợp với tôn chỉ mục đích.

văn bản từ chối cung cấp thông tin của UBND TP. Hạ Long là vi phạm Hiến Pháp về quyền tự do Báo chí, vi phạm điều 38 Luật báo chí 2016 về quyền tiếp cận thông tin của báo chí, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Đây cũng được xác định là hành vi cản trở cơ quan báo chí tác nghiệp.

Văn bản trên của UBND TP. Hạ Long cũng vi phạm điều 167 Bộ luật hình sự về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin.

Báo Điện Tử Tầm Nhìn kiến nghị UBND, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên Giáo Tỉnh Quảng Ninh cần chỉ đạo và hướng dẫn cho UBND TP. Hạ Long trong công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho với Báo chí đúng theo qui định của Pháp Luật và xử lý sai phạm.

Huy Nguyễn

Cùng chuyên mục