Xung đột Libya: Nhiều diễn biến tích cực, nhưng đường đi tới hoà bình còn dài và chông gai

27/02/2021 02:32

Tình hình Libya đang có một số chuyển biến tích cực, nhưng không nên quá lạc quan về tương lai của đất nước này.

Ngày 1/2/2021, Diễn đàn đối thoại chính trị

Ông Abdel-Hamid Dabaiba

Những diễn biến tích cực trong cuộc xung đột Libya

Ngày 23/10/2020 tại Geneva, các bên xung đột ở Libya đã ký một ‘thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn" và giải quyết cuộc xung đột bằng chính trị. Thỏa thuận này đạt được sau các cuộc đàm phán giữa các đại diện quân sự của Chính phủ hòa hợp dân tộc (GNA) và Quân đội quốc gia Libya (LNA) tại Geneva, còn được gọi là đàm phán 5+5 (mỗi bên 5 thành viên). Đây được coi là một thỏa thuận lịch sử, một bước ngoặt quan trọng trên con đường dẫn đến hòa bình và ổn định ở Libya. Kể từ khi ký kết thỏa thuận ngừng bắn đến nay, tình hình Libya nhìn chung đã trở nên yên bình hơn.

Tripoli. Ảnh: Sun_Shine/Shutterstock

Ngày 4/11/2020, Ủy ban Quân sự hỗn hợp (JMC) 5+5 đã tái nhóm họp tại Tunisia nhất trí về các bước thực tế để thực hiện thỏa thuận ngừng bắn đã ký và đưa ra một lộ trình cho một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Một số đợt trao trả tù binh giữa hai bên đã được tổ chức.

Ngày 20/1/2021, trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn, các bên xung đột gồm đại diện của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước tối cao họp tại thành phố Hurghada của Ai Cập đã đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về một bản Hiến pháp mới.

Ngày 5/2/2021, diễn đàn đối thoại chính trị Libya với sự tham gia rộng rãi của các phe phái chính trị, đại diện các tầng lớp xã hội đã bỏ phiếu bầu ra ban lãnh đạo mới quá độ để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm nay.

.vcc-media-unit.type3 { width: 100%; display: inline-block; border-left: solid 6px #0e1c63; padding-left: 10px; text-align: left; } .vcc-media-unit.type3 p { line-height: normal !important; } .vcc-media-unit.type3 .title { color: #0e1c63; font-size: 40px !important; font-weight: bold; margin: 0; font-family: SFD-Bold; } @media screen and (max-width: 760px) { .vcc-media-unit.type3 { border-left: none; padding-left: 0; } .vcc-media-unit.type3 p.title { font-size: 35px !important; margin: 0; } }

Những thách thức to lớn của chính phủ mới

Nhiệm vụ đầu tiên của Thủ tướng được bầu Abdel Hamid Dabaiba là phải thành lập được chính phủ trong vòng 21 ngày để trình lên Quốc hội phê chuẩn. Trong trường hợp chính phủ này không được phê chuẩn, thì lại phải trình lên Diễn đàn đối thoại quốc gia.

Nhiệm vụ chính của Chính phủ lâm thời mới là tổ chức bầu cử Hội đồng Tổng thống và Quốc hội vào ngày 24/12/2021. Để có thể tổ chức được bầu cử đúng thời hạn này, chính phủ của ông A. H. Dubaiba phải có các biện pháp khẩn cấp, trong đó có việc thành lập Ủy ban Bầu cử Quốc gia và các tổ chức liên quan để hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết theo lịch trình đã định.

Mỹ tố lính đánh thuê Nga đào chiến hào khổng lồ dọc Libya với ý đồ riêng

Về các vấn đề của Libya, Thủ tướng Dabaiba nói, chính phủ của ông sẽ hành động để mang lại hòa bình giữa các bên xung đột và giải quyết các vấn đề lớn, trong đó phức tạp nhất là các vấn đề nội bộ và sự can thiệp của bên ngoài.

Sự can thiệp của nước ngoài đang làm cho chính phủ mới của Libya thực hiện nhiệm vụ của mình không dễ dàng. Mặc dù các nước đều ủng hộ một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột, nhưng đã không chịu rút các lực lượng của mình khỏi Libya theo thời hạn do Liên hợp quốc quy định 23/1/2021.

Thổ Nhĩ Kỳ là nước ủng hộ chính phủ GNA của Thủ tướng Fayez Sarraj đã ký Hiệp định an ninh và thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển Libya với Hy Lạp năm 2019 đang tìm cách cùng với GNA để duy trì ảnh hưởng của mình ở Libya.

Xung đột Libya: Nhiều diễn biến tích cực, nhưng đường đi tới hoà bình còn dài và chông gai - Ảnh 7.

Ông Fayez Sarraj

Trong khi đó, Nga cùng với Pháp, Ai Cập và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ủng hộ tướng K. Haftar, muốn tiếp cận các căn cứ không quân và hải cảng nằm trong khu vực chiến lược gần với phạm vi ảnh hưởng của Liên minh Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngay sau khi chính phủ mới của Libya được thành lập, các nước này đã cử thêm nhiều binh lính đến Libya, tiếp tục hỗ trợ Tướng K. Haftar xây dựng chiến hào kiên cố "Maginot line" dưới lòng sa mạc kéo dài từ thành phố Sirte đến vùng Jufra.

Xung đột Libya: Nhiều diễn biến tích cực, nhưng đường đi tới hoà bình còn dài và chông gai - Ảnh 8.

Chính phủ mới đang đứng trước những nhiệm vụ và thách thức hết sức to lớn. Chính phủ này được coi là đại diện cho xã hội dân sự, nhưng phần lớn những nhân vật này không có ảnh hưởng ở Libya, chủ yếu chịu ảnh hưởng và được sự ủng hộ của bên ngoài. Hơn nữa, đây chỉ là chính phủ quá độ hoạt động trong 10 tháng. Nhiệm vụ chính của nó không phải để giải quyết các vấn đề cơ bản của cuộc xung đột, mà là để chuẩn bị cho cho các cuộc bầu cử và thông qua một bản Hiến pháp mới vào tháng 12 tới. Bởi vậy, tình hình Libya vẫn còn hết sức mong manh.

Mặc dù tình hình Libya đang có một số chuyển biến tích cực, nhưng các nhà phân tích chính trị bình luận về những diễn biến này với thái độ hết sức thận trọng và khuyến cáo không nên quá lạc quan về tương lai của đất nước này.

Một số nét cơ bản về cuộc xung đột Libya

Một thập kỷ sau khi chế độ M. Gaddafi bị lật đổ, các cuộc xung đột giữa các phe phái ở Libya vẫn đang tiếp diễn, chủ yếu giữa hai trung tâm quyền lực. Ở phía Đông, một chính phủ lâm thời đóng tại thành phố Tobruk được Quân đội quốc gia Libya (LNA) của tướng Khalifa Haftar ủng hộ. Tướng K. Haftar từng là bạn chiến đấu của M. Qaddafi, nhưng vào cuối những năm 1980, ông đã chống lại M. Gaddafi và bỏ đi sống lưu vong ở nước ngoài. Sau sự kiện năm 2011, K. Haftar trở về Libya và tự xưng là chỉ huy của một bộ phận lực lượng vũ trang nổi dậy.

Một trung tâm quân sự-chính trị khác được hình thành ở phía Tây, đặt tại Thủ đô Tripoli, nơi các nhóm Hồi giáo đã từng chiến đấu chống lại chế độ M. Gaddafi cố thủ. Năm 2014, một chính phủ cứu quốc và một Đại hội toàn quốc được thành lập tại đây với sự hỗ trợ của Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong thời gian 2014-2015, hai lực lượng nay đã xung đột với nhau ác liệt. Trong cuộc xung đột này, quân của K. Haftar đã giành được quyền kiểm soát thành phố lớn Benghazi.

Năm 2016, với sự trung gian của Liên hợp quốc, một chính phủ hòa hợp dân tộc (GNA) được thành lập sau các cuộc đàm phán và đạt được thỏa thuận với Đại hội toàn quốc. Một doanh nhân Fayez Sarraj đã được chọn làm Thủ tương. Chính phủ này được LHQ công nhận, nhưng không được công nhận ở phía Đông và không thể kiểm soát được toàn lãnh thổ Libya.

Bạn đang đọc bài viết "Xung đột Libya: Nhiều diễn biến tích cực, nhưng đường đi tới hoà bình còn dài và chông gai" tại chuyên mục Tin tức thế giới. DOANH NHÂN CỰU CHIẾN BINH ONLINE